Trong lĩnh vực xử lý môi trường, Trí Việt cùng với đối tác liên danh của mình đã tích cực tham gia vào các dự án đấu thầu xử lý môi trường lớn trong nước mà điển hình là các dự án về xử lý môi trường đất bị ô nhiễm dioxin nghiêm trọng, do một khối lượng lớn các chất diệt cỏ được lưu kho tại các sân bay quân sự của Việt Nam (Dioxin là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất hỗn hợp chất diệt cỏ có “Chất màu da cam” đã được sử dụng trong thời gian chiến tranh của quân đội Mỹ tại miền nam Việt Nam. Chất độc hại này tồn tại rất lâu trong không khí, nước và đất. Đất bị ô nhiễm dioxin thường trở thành các trầm tích ở trong ao hồ và sông và sau đó sẽ di chuyển vào cá và các động vật khác).
“Với lượng chất diệt cỏ có hàm lượng Tetraclodibenzo-p-dioxin (TCCD) rất lớn do chiến tranh để lại môi trường miền Nam Việt Nam đã và đang gây hậu quả nghiêm trong đối với sức khỏe của hàng triệu dân cư và cựu chiến binh ở khắp mọi miền của Việt Nam. Hàng triệu nạn nhân chất da cam/dioxin với nhiều loại chứng bệnh khác nhau: ung thư, suy giảm miễn dịch, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, v.v… Đặc biệt, ở một số sân bay như Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, có những điểm bị ô nhiễm chất da cam/dioxin rất nặng (những “điểm nóng” về môi trường), hàm lượng dioxin (2,3,7,8-TCDD) trong đất, trong bùn ở đây cao hơn hàng trăm, có nơi hàng ngàn lần ngưỡng cho phép (1000 ppt TEQ đối với đất, 150 ppt TEQ với trầm tích).
Thấy được mối nguy hại của chất da cam/dioxin và các chất độc tồn lưu sau chiến tranh với con người và môi trường, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động ngay sau khi chiến tranh kết thúc, để giảm bớt tác động xấu và phục hồi môi trường. Đặc biệt từ năm 1995 đến nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều dự án điều tra, thu gom và xử lý. Những năm gần đây, hầu hết các nghiên cứu về mức độ ô nhiễm dioxin ở Việt Nam được thực hiện trong phạm vi chương trình quốc gia về dioxin cùng với sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơn: Canada, Nhật, Đức, Mỹ với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNDP, quỹ FORD, Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) v.v…” (Trích lược Báo cáo Tổng thể tình hình ô nhiễm dioxin tại 3 điểm nóng: Sân bay Biên Hòa, Phù Cát và Đà Nẵng, thuộc Dự án “Xử lý Môi trường ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng” do UNDP và Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 phối hợp thực hiện)”
Chính phủ Việt Nam và các tổ chức khác đã nhất trí thực hiện biện pháp gồm có hai giai đoạn để làm sạch môi trường do ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng gây ra:
1. Giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung vào việc cô lập, cách ly đất và trầm tích ô nhiễm vào bãi chôn lấp, bằng cách đó sẽ giảm thiểu được các rủi ro về phơi nhiễm và loại bỏ được các rủi ro đến sức khoẻ con người và động vật hoang dã.
2. Giai đoạn thứ hai sẽ phá huỷ hoàn toàn các chất ô nhiễm dioxin.
Các dự án đã thực hiện
- Hỗ trợ xử lý môi trường ô nhiễm Dioxin tại sân bay Đà Nẵng Khởi công vào tháng 8/2012, dự án bắt đầu bằng việc xây dựng mố, lắp hệ thống xử lý nhiệt…
- Hỗ trợ thi công Hố chôn lấp đất nhiễm dioxin tại Sân bay Phù Cát Theo tài liệu do Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp (Hội thảo tháng 8 năm 2007 tại Hà Nội), sân bay Phù Cát…
- Hỗ trợ thử nghiệm công nghệ hóa cơ trong việc xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa Sân bay Biên Hoà là một căn cứ chính của chiến dịch Ranch Hand tại miền Nam Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây cho ...