Dự án | Khắc phục ô nhiễm Môi trường tại Sân bay Đà Nẵng |
Hạng mục công việc | Xây dựng lò xử lý, Đào xúc và vận chuyển |
Địa điểm | Sân bay quân sự Đà Nẵng |
Chủ đầu tư | Bộ Tư lệnh Quân Phòng không Không quân |
Nhà tài trợ | Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) |
Thời gian thực hiện | Từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2018 |
Thông tin sơ bộ về Dự án
Khởi công vào tháng 8/2012, dự án bắt đầu bằng việc xây dựng mố, lắp hệ thống xử lý nhiệt, vận chuyển đất vào nung theo phương pháp khử hấp thu nhiệt tại chỗ. Các lớp đất được phủ kín bê tông khi nung và vận chuyển ra ngoài khi đã làm nguội, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đến nay, dự án đã xử lý triệt để 94.600 m3 đất/bùn nhiễm dioxin (từ nồng độ trên 1200ppt giảm xuống thấp hơn 150ppt); đưa vào quản lý lâu dài 68.000 m3 đất nhiễm dioxin có nồng độ dưới 1.000ppt tại khu phía tây nam sân bay.
Trong Dự án này, Trí Việt đã cùng đối tác liên doanh, hỗ trợ các nhà thầu chính thực hiện các công việc sau:
– Xây dựng lò xử lý IPTD với kích thước rộng 70m, dài 105m và cao 7m. Toàn bộ đáy và tường lò được thi công đảm bảo cách nhiệt theo đúng yêu cầu thiết kế, gồm 60cm tường bê tông cách nhiệt, lớp cừ thép, lớp HDPE và ngoài cùng là tường bao được ghép lại từ hơn 28,000 viên gạch bê tông đúc sẵn, kích thước 60cm x 60cm x 132cm.
– Đào xúc và vận chuyển đất nhiễm: Hơn 120,000m3 đất và bùn nhiễm đã được đào từ các vị trí theo Chủ dự án yêu cầu. 2/3 lượng đất, bùn nhiễm này được đưa vào lò IPTD để xử lý nhiệt. Phần còn lại được đưa vào bãi chôn lấp cô lập.
– Hỗ trợ lắp đặt hệ thống ống truyền nhiệt, tháo dỡ
– Hỗ trợ công tác lấy mẫu trên lò IPTD để kiểm chứng kết quả xử lý.
Kế thúc dự án, có tổng cộng 32,4 ha đất được làm sạch, phục vụ xây dựng mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng. Dự án đã giảm tới mức thấp nhất nguy cơ phơi nhiễm dioxin với con người và môi trường, đồng thời “xoá tên sân bay quốc tế Đà Nẵng ra khỏi danh sách điểm nóng về ô nhiễm dioxin”. Đây là dự án xử lý môi trường phức tạp, công nghệ lần đầu tiên được áp dụng quy mô lớn, các tính toán ban đầu dựa trên cơ sở thiết kế 30%, và không có tính đến khối lượng dự phòng, dẫn đến quá trình triển khai phải điều chỉnh cho phù hợp. Do chưa đánh giá đầy đủ mức độ ô nhiễm dioxin tại sân bay quốc tế Đà Nẵng nên khối lượng bùn, đất nhiễm loại chất độc này cần xử lý đã tăng từ 72.900m3 theo dự toán lên khoảng 162.500m3.
Dự án được đánh giá là đảm bảo an toàn, không có sự cố đáng tiếc về môi trường và con người, tuy nhiên một số sự cố phát sinh trong quá trình vận hành mố giải hấp nhiệt. Công việc phải dừng để khắc phục khiến kéo dài thời gian xử lý, phát sinh thêm chi phí.