Dự án | Khắc phục ô nhiễm Môi trường tại Sân bay Phù Cát |
Hạng mục công việc | Thi công hố chôn lấp đất nhiễm Dioxin |
Địa điểm | Sân bay quân sự Phù Cát, tỉnh Bình Định |
Chủ đầu tư | Văn phòng Ban chỉ đạo 33 thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Nhà tài trợ | Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) |
Thời gian thực hiện | Từ cuối 2011 đến giữa 2012 |
Thông tin sơ bộ về Dự án
Theo tài liệu do Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp (Hội thảo tháng 8 năm 2007 tại Hà Nội), sân bay Phù Cát phục vụ cho chiến dịch “Ranch Hand” từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 5 năm 1970. Đây là nơi diễn ra các hoạt động chính, là nơi tiếp nhiên liệu, nơi chứa chất độc, bơm hóa chất lên phương tiện và là nơi rửa phương tiện sau khi thực hiện nhiệm vụ. Lượng hóa chất tập trung và sử dụng tại sân bay Phù Cát gồm: chất da cam 17000 thùng, chất trắng 9000 thùng và chất xanh 2900 thùng. Chất diệt cỏ được chuyên chở bằng tàu tới cảng Quy Nhơn sau bằng ô tô vào sân bay Phù Cát. Trong quá trình tàng trữ và sử dụng một phần hóa chất bị rò rỉ ra ngoài môi trường. Chính vì vậy, trong sân bay Phù Cát đã hình thành khu nhiễm chất da cam/dioxin: khu chứa, khu nạp, khu rửa phương tiện sau phun rải. Sau một thời gian dài, chất da cam/dioxin đã lan tỏa ra xung quanh và thấm sâu vào đất.
Tại sân bay Phù Cát có bốn khu vực bị nhiễm dioxin: khu kho chức (Z3), khu đệm (khu lan tỏa), khu bể sa lắng (cống lọc) và khu Z9 (khu đông nam và đông bắc sân bay). Lượng đất ô nhiễm dioxin (5.400m3 đất) được chôn lấp trong một hố chìm có mái rời và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của một hố chôn chất thải nguy hại đặc biệt. Đây được đánh giá là phương án khả thi, tiết kiệm được nhiều chi phí xây dựng hạ tầng, có quan trắc và giám sát môi trường, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro, tiết kiệm đất đai và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trong sân bay.
Khu chôn lấp ở rất xa khu dân cư có diện tích 5.600m2, ở độ cao 30m về phía Đông Bắc sân bay và cách đường nội bộ 60m. Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh Hóa học – Bộ Quốc phòng) thực hiện kỹ thuật thiết kế. Trí Việt cùng với một đơn vị chuyên về xử lý chất thải thực hiện công tác thi công, bao gồm cả đào xúc đất nhiễm, xây dựng hố chôn, vận chuyển đất nhiễm về hố chôn và đóng nắp hố chôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật của Dự án, Dự án hoàn thành đã đưa sân bay Phù Cát ra khỏi danh sách các điểm nóng ô nhiễm dioxin tại Việt Nam vào tháng 08/2012.